Decal đã và được sử dụng cho rất nhiều ngành nghề khác nhau, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm tem nhãn, poster, trang trí, nhãn niêm phong…Và mỗi loại ứng dụng nên sử dụng loại decal khác nhau để có thể phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cùng Thiên Văn Barcode tìm hiểu các loại decal được sử dụng nhiều nhất trong ngành in ấn hiện nay ở bài viết dưới đây.
Khái niệm về decal
Decal đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người. Chúng được ứng dụng đa dạng làm nhãn bao bì, nhãn kho vận chuyển, nhãn dán sách vở, nhãn xe máy, ô tô, nhãn thực phẩm, nhãn chứa thông tin thay đổi, poster quảng cáo… Vậy decal là gì?
Bạn có thể hiểu decal là một loại nhãn dán tự dính và có sẵn keo ở mặt dưới. Khi cần sử dụng thì chỉ cần tác dụng nhiệt hoặc lực thì decal có thể dính vào vật tiếp xúc.
Đặc điểm của decal đó chính là sẽ có một mặt là giấy (hoặc vải hay màng nhựa…), mặt này được sử dụng để in màu và cắt tạo hình, ở phía dưới thì được tráng thêm một lớp keo dính. Mặt in của decal có thể được cán bóng mặt để mang đến khả năng chống nước, chống bụi bẩn và tăng tính thẩm mỹ của tem nhãn hơn.
Lớp đế của decal được phủ silicon để chống dính với lớp keo, do đó khi sử dụng người dùng chỉ cần bóc ra và dùng lực là decal sẽ dính trên bề mặt của sản phẩm, rất tiện lợi. Decal còn có ưu điểm đó chính là có thể sử dụng tốt trên nhiều bề mặt khác nhau, có thể sử dụng để dán lên tường, cột điện hoặc cả ở các bề mặt nhỏ và khó dán như tem bút.
Top 12 loại decal được sử dụng nhiều nhất trong in ấn
Decal được tạo thành từ rất nhiều chất liệu khác nhau, dưới đây là 12 loại decal thường gặp nhất, mời bạn cùng theo dõi tiếp nhé.
Loại decal được làm từ chất liệu PP
Decal PP được mệnh danh là loại decal có giá thành rẻ nhất, tốt nhất trên thị trường. Sử dụng chất liệu PP không có khả năng nhìn thấu và thường được sử dụng để in tranh dán, poster, trang trí quầy kệ POSM…
Tuy nhiên, nhược điểm lớn của loại decal PP đó chính là khó vệ sinh khi thay thế.
Loại decal mờ
Được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, trong đó, chất liệu chủ yếu là lớp pony vinyl trong mờ với độ dày trung bình 0,1 mm. Trên đó keo vinyl dính và được bảo vệ bằng giấy được tráng dầu. Mặt còn lại của decal mờ thường được gọi là decal dán kính cát mờ vì nó có bề mặt hơi sần sùi, cảm giác như những hạt cát nhỏ.
Decal mờ được sử dụng rộng rãi trên cửa kính phòng tắm, cửa kính nhà vệ sinh, vách kính văn phòng, phòng hội nghị, cửa lớn,… Có tác dụng làm mờ và hạn chế tầm nhìn tạo cảm giác riêng tư trong không gian.
Loại decal sữa
Decal sữa cũng là một trong những loại decal được sử dụng phổ biến. Được làm bằng chất liệu màu trắng sữa, có một lớp nhựa mỏng trên bề mặt. Mặt sau được phủ một lớp keo và dính chặt vào bề mặt của các sản phẩm cần in nhãn dán. Ưu điểm của decal sữa là có độ bền cao và chất lượng kết dính tuyệt vời. Đặc biệt dễ dàng sử dụng trên bề mặt cong và bề mặt gấp khúc. Vì vậy, sản phẩm in decal sữa được sử dụng rộng rãi ngoài trời mà không sợ bị bong tróc do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
Decal lưới
Loại decal này được tạo thành từ nhiều mắt lưới. Nếu chỉ nhìn ở bên ngoài thôi thì rất dễ nhầm lẫn decal lưới với decal PP. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó chính là decal lưới trong suốt khi nhìn từ phía sau. Decal lưới thường được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp, văn phòng để tầm nhìn của những người bên trong không bị ảnh hưởng.
Loại Decal phản quang
Giấy dán phản quang là loại giấy dán được sử dụng rộng rãi ở các khu vực ngoài trời như: Biển báo đường bộ, công trình xây dựng, tàu thủy, ga xe lửa, sân bay … những nơi công cộng, những nơi cần đặc biệt chú ý. Loại nhãn dán này được làm bằng chất liệu đặc biệt, có khả năng phát sáng vào ban đêm hoặc rọi đèn vào sẽ phát sáng lên.
Decal trong
Loại decal này nổi bật với 2 mặt trong suốt và có khả năng nhìn xuyên thấu được. Cũng bởi đặc điểm này nên những nội dung được in trên bề mặt decal trong sẽ không được nổi bật như in trên decal PP, tuy nhiên chúng mang lại sự sang trọng và hiện đại hơn cả.
Do đó, decal trong được sử dụng nhiều nhất ở các địa điểm như nhà hàng, trung tâm thương mại…
Loại Decal 7 màu
Decal 7 màu có đặc điểm là bóng, có ánh lên nhiều màu sắc trên. Decal 7 màu không thể tái sử dụng được, do đó thường được các doanh nghiệp ứng dụng cho những sản phẩm có giá trị và bảo vệ thương hiệu hoặc để làm tem bảo hành như: các loại mỹ phẩm, nước hoa,dược phẩm, thực phẩm, sản phẩm công nghệ, điện thoại, laptop, đồ điện gia dụng, xe máy, hàng tiêu dùng, đồ thủ công mỹ nghệ…
Decal giấy
Decal giấy thường được cấu tạo bởi 4 lớp, lớp mặt in được làm từ chất liệu giấy, sau đó đến lớp keo, lớp silicon và cuối cùng là lớp đế.
In decal giấy không tốn nhiều thời gian, lại có đang dạng màu sắc và kiểu dáng khác nhau, do đó mang đến những sản phẩm in ấn bắt mắt nên được sử dụng khá phổ biến.
Decal nhựa
Cũng như decal giấy, decal nhựa được sử dụng khá phổ biến dưới dạng bao bì sản phẩm. Các doanh nghiệp sử dụng decal nhựa để cung cấp các thông tin cơ bản về sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.
Loại Decal chuyển nhiệt
Loại decal chuyển nhiệt thường được sử dụng để in lên các chất liệu vải khác nhau. Cụ thể như dùng để in tên, in số lên áo thể thao hoặc tạo điểm nhấn cho áo thun bằng cách in hình ảnh…
Decal tem xe
Đúng như tên gọi, decal tem xe hay còn gọi là decal PVC, nổi bật với sự siêu bóng của độ bóng màng, mang màu sắc tươi, hình ảnh sắc nét, độ bám mực cực tốt, không bị dính vết keo trong quá trình thay thế, không bị hư hại, cong vênh, nhăn nheo, có độ mềm dẻo vừa phải khi bo góc. Đó là một lợi thế lớn và giá cả của decal tem xe cũng tương đối cao.
Decal dán kính
Thường được dùng để trang trí phòng ngủ, phòng khách, quán cafe, nhà hàng … với cách in hoa văn tinh xảo, sắc nét. Nó không chỉ trang trí, decal dán kính mà còn có tác dụng bảo vệ tấm kính khỏi những yếu tố tác động từ bên ngoài.
Một số lưu ý khi in decal giá rẻ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại decal khác nhau. Để chọn được một sản phẩm decal tốt với giá cả phải chăng là điều rất khó. Vậy thì bạn có thể căn cứ một vài tiêu chuẩn sau để lựa chọn in các loại decal giá rẻ.
Decal phải có cấu tạo 4 lớp bao gồm: lớp trên cùng (lớp mặt), lớp keo dính, lớp silicone và lớp đế bảo vệ.
Để làm được decal chất lượng cao cần phải đảm bảo 4 lớp nguyên liệu tốt.
- Đầu tiên là lớp phủ trên cùng: Decal có nhiều loại nhưng được sử dụng phổ biến nhất vẫn là decal nhựa và đề can giấy. Chất lượng của một decal giấy phụ thuộc vào kỹ thuật in và loại giấy in của bạn. Giấy decal thường có trọng lượng 115gsm, 135gsm, 150gsm và sử dụng công nghệ in offset mới nhất. Sau khi in, một lớp màng bóng thường được cán lên trên để tăng cường tính thẩm mỹ cho sản phẩm in.
- Thứ hai là lớp kết dính dưới bề mặt. Đây được coi là phần quan trọng nhất của nhãn dán. Nếu keo không kết dính tốt, thì phần in trên bề mặt có đẹp cũng không có tác dụng. Keo dán thường được sử dụng là keo dán dạng bột cô đặc, keo dán dạng lỏng được pha chế theo tỷ lệ tiêu chuẩn, keo dán dạng sữa.
- Thứ ba là lớp silicone ngăn cách giữa lớp đế và lớp keo. Đây là lớp giữa keo và bề mặt đế, giúp miếng dán bền lâu hơn khi không sử dụng.
- Cuối cùng là lớp đế: Đây là lớp bảo vệ của decal, thường được làm bằng giấy kraft.
Thiên Văn Barcode cung cấp dịch vụ in ấn decal, in ấn tem nhãn và các loại máy móc ngành in uy tín, chất lượng. Liên hệ ngay với Thiên Văn Barcode nếu bạn tìm kiếm các loại decal để được báo giá ưu đãi nhất nhé.