Một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn và in tem nhãn đó chính là decal cuộn. Vậy cụ thể decal cuộn là gì? Có những loại giấy decal cuộn nào? Cùng Thiên Văn Barcode tìm hiểu về các chất liệu decal cuộn thường được sử dụng trong in ấn để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn decal in tem nhãn phù hợp nhé.
Thế nào là giấy decal cuộn?
Trước hết hãy cùng tìm hiểu về giấy decal nhé.
Giấy decal được biết đến là loại nhãn được tráng sẵn lớp keo dính và có lớp giấy để bảo vệ những nội dung được in lên. Sau khi bóc lớp đế ra, nhãn decal sẽ được đè nhẹ và dính vào bề mặt của sản phẩm. Với các loại giấy decal, người dùng không cần phải thấm nước hay nung nóng mà chỉ cần tác động một áp lực nhẹ, nhãn dán sẽ dính vào sản phẩm, do đó sản phẩm này còn được gọi với cái tên nhãn tự dính.
Tùy theo nhu cầu ứng dụng khác nhau mà giấy decal sẽ được sản xuất dưới dạng decal tờ hoặc decal cuộn. Do đó có thể hiểu decal cuộn chính là loại giấy decal được sản xuất dưới dạng cuộn mà thôi.
Cấu tạo của giấy decal cuộn
Giấy decal cuộn gồm có 4 lớp chính:
- Lớp mặt: lớp này sử dụng chất liệu chính là giấy, màng nhựa hoặc vải, tất cả các thông tin và nội dung mà người dùng cần truyền tải sẽ được in ở lớp này.
- Lớp keo: lớp này được phủ lên mặt dưới của lớp mặt
- Lớp chống dính: lớp này dùng chất liệu chính là silicon hoặc PE silicon, được bôi vào mặt dưới của lớp keo để tránh tình trạng dính vào lớp đế dưới cùng của giấy decal cuộn.
- Lớp đế: đây là lớp cuối cùng của giấy decal cuộn, có nhiệm vụ bảo vệ tem nhãn trước khi sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất liệu decal cuộn khác nhau, thêm vào đó, sự đa dạng giữa các mẫu mã, chất lượng và cơ sở sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức giá. Do đó, người dùng cần phải tìm hiểu kỹ càng để tối ưu ngân sách khi in tem nhãn nhất.
Chất liệu decal cuộn được dùng để in tem nhãn phổ biến
Decal giấy
Chất liệu decal cuộn được làm từ giấy thường có các đặc điểm như: có thể xé rách bằng tay, bề mặt trơn nhẵn và hơi bóng. Tùy theo các loại giấy khác nhau mà giá của giấy decal sẽ thay đổi, mỗi loại giấy sẽ phù hợp với loại mực in khác nhau để mang đến hình in sắc nét nhất.
Chất liệu decal cuộn mặt nhám (chất liệu Fascoat Plus) được sử dụng để in mã vạch. Với loại giấy này, người dùng nên lựa chọn các loại mực in như Wax và Wax/Resin để mang đến những bản in với chất lượng tốt và có độ bám cao. Một số ngành nghề, lĩnh vực thường sử dụng loại giấy này đó chính là siêu thị, nhà sách, nhãn decal cho ngành thực phẩm, nhãn dược phẩm, mỹ phẩm…Giá thành của loại giấy này cũng tương đối thấp.
Chất liệu decal cuộn mặt bóng (chất liệu High Gloss Paper): loại giấy này thường sẽ phù hợp với nhiều loại mực in khác nhau và được ứng dụng làm tem nhãn cho các sản phẩm có độ tinh xảo cao như gốm sứ, trang sức…
Cả hai chất liệu decal cuộn mặt nhám và chất liệu decal cuộn mặt bóng đều có mức giá khá thấp nên được nhiều người sử dụng, tuy nhiên chúng có nhược điểm là dễ bị rách và các thông tin thường sẽ bị phai và mờ sau khoảng thời gian sử dụng. Do đó decal cuộn chất liệu giấy thường chỉ được sử dụng cho các sản phẩm có thời gian lưu trữ ngắn (từ 1 đến 2 năm) trong điều kiện bảo quản bình thường.
Decal nhựa (PVC)
Chất liệu nhựa cũng là một trong những loại chất liệu được sử dụng khá phổ biến. Một số sản phẩm decal nhựa phải kể đến như decal nhựa dẻo, decal nhựa nổi, decal nhựa a4…
Với các loại giấy decal cuộn PVC thường có màu sắc trắng hơi ngà, xé không rách và còn không tan trong nước. Để nội dung và hình ảnh được in trên giấy decal được sắc nét, có độ bám lâu, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại mực in như mực Wax/Resin. Chất liệu decal nhựa có mức giá thành khá phải chăng, do đó cũng được rất nhiều người dùng lựa chọn.
Với độ bền và kháng được nước, cho thời gian sử dụng lâu dài, các loại decal nhựa thường sử dụng trong những môi trường khắc nghiệt như ngoài trời, kho đông lạnh, tem nhãn cho dược phẩm hoặc dùng trong điện tử, hóa chất.
Tuy nhiên, mức giá của decal cuộn chất liệu nhựa thường có mức giá khá cao, phù hợp cho những ngành công nghiệp cao cấp hơn.
Chất liệu decal nhôm(xi bạc)
So với các loại chất liệu decal cuộn đã liệt kê ở trên thì chất liệu này khá đặc biệt, là 1 chất kim loại. Lúc này bề mặt của decal sẽ được xi thêm một lớp bạc mang đến độ bóng nhất định cho decal. Với độ bền cao, đi kèm với mức giá thành cũng không hề rẻ nên chất liệu decal nhôm thường được dùng chủ yếu cho các ngành công nghiệp như điện tử, điện lạnh, các loại cơ khí, máy móc…
Chất liệu decal cảm nhiệt
Chất liệu decal này sử dụng một chất liệu đặc biệt được phủ lên trên bề mặt. Chúng có đặc điểm là màu trắng mờ, bề mặt decal nhẵn và có thể xé rách được, được phân ra làm 2 loại chính đó chính là decal cảm nhiệt trực tiếp và decal cảm nhiệt bán trực tiếp. Mỗi loại sẽ có mức giá khác nhau.
Để các sản phẩm tem nhãn làm từ chất liệu decal cảm nhiệt bán trực tiếp có màu sắc chuẩn, hình in hoặc nét chữ được sắc nét thì nên sử dụng loại mực in Ribbon hoặc mực in wax, hơn nữa chất liệu này cũng không phải không phải đầu tư chi phí quá cao.
Đối với các sản phẩm làm từ chất liệu decal cảm nhiệt trực tiếp thì ưu điểm nổi bật đó là giúp tiết kiệm được chi phí in nhờ vào việc không cần tới mực in ribbon nên mức giá của chúng cũng không quá cao.Tuy nhiên, chất liệu này cũng có không ít nhược điểm, cụ thể như dễ rách, dễ trầy xước, khi in có thể làm biến dạng thông tin mã vạch, nhanh hỏng đầu máy in, không bảo quản được lâu, màu mực dễ phai.
Decal cuộn cảm nhiệt thường sử dụng cho các sản phẩm có thời gian lưu trữ ngắn như trong các khu vực siêu thị, tem cân điện tử, thực phẩm hoặc trong lĩnh vực may mặc.
Lựa chọn chất liệu decal in ấn tem nhãn
Có thể thấy in ấn decal tem nhãn có thể có nhiều chất liệu khác nhau, vậy đâu là chất liệu phù hợp để in tem nhãn cho sản phẩm của bạn, đem đến sự thành công như mong đợi mà tiết kiệm chi phí nhất? Ngoài chất liệu decal giấy thông thường, ở đây Thiên Văn barcode sẽ bật mí các chất liệu decal phù hợp cho từng ngành nghề khác nhau, cùng theo dõi nhé.
Sử dụng decal nhựa cho nhà máy, nghiệp, nơi có môi trường khắc nghiệt
Decal nhựa thường được làm từ hai chất liệu chính là PVC hoặc polypropylen trắng. Kết hợp cùng màng trắng phủ bề mặt giúp chất lượng của các sản phẩm in được rõ ràng, sắc nét. Bên cạnh đó, chất liệu decal nhựa có tuổi thọ khá cao, có khả năng chống chịu được nước, hóa chất, dầu mỡ hoặc nhiều dung môi khác hiệu quả. Do đó, nếu bạn cần in tem nhãn sử dụng cho các môi trường khắc nghiệt như đông lạnh, ở ngoài trời hoặc trong các nhà máy xí nghiệp thì dùng decal nhựa là phù hợp nhất.
Chất liệu decal trong suốt phù hợp nhất với ngành đồ nhựa, thủy tinh
Các loại tem nhãn sử dụng decal trong suốt sẽ giúp người tiêu dùng nhìn rõ ràng sản phẩm và các thông tin hơn, đồng thời còn có khả năng chống nước nên có thể phù hợp với nhiều loại sản phẩm, nhất là các loại đồ nhựa, thủy tinh, nước đóng chai…
Chất liệu decal bạc cho ngành điện tử, máy móc cơ khí
Các loại tem nhãn được làm từ chất liệu decal bạc thường có chất lượng khá tốt và cứng, có thể duy trì được kích thước và hình dạng của mình dù bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao hay thấp. Tuy nhiên, với các sản phẩm có bề mặt quá cong thì không nên chọn decal bạc làm tem nhãn, chỉ nên sử dụng ở những sản phẩm có bề mặt phẳng. Do đó, tem nhãn từ chất liệu decal bạc sẽ phù hợp nhất cho các loại máy móc, sản phẩm điện tử…
Decal kim loại vàng
Cũng tương tự như decal bạc, tuy nhiên chất liệu này được phủ lớp Acrylic giúp in ấn dễ dàng và có chất lượng cao hơn, đồng thời có nhiều màu sắc khác nhau hơn. Loại chất liệu này có thể hợp với nhiều mục đích sử dụng hơn, mang đến sự sang trọng và đẳng cấp cho sản phẩm.
Decal giấy vỡ sử dụng để bảo vệ hoặc niêm phong sản phẩm
Chất liệu decal giấy vỡ được sản xuất theo phương pháp đặc biệt, do đó khi mở sản phẩm thường sẽ để lại dấu vết, phù hợp để niêm phong hoặc bảo vệ các sản phẩm trước khi sử dụng.
Hiểu rõ về chất liệu decal trong việc in tem nhãn cũng như cách lựa chọn tem nhãn phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm được ngân sách chi cho việc in ấn mà còn giúp bạn nâng cao hiệu quả của tem nhãn hơn. Liên hệ ngay với Thiên Văn Barcode nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị in ấn và cung cấp decal nhé.