GIẤY DECAL BẾ CUỘN DÀNH CHO MÁY IN MÃ VẠCH 

GIẤY DECAL BẾ CUỘN DÀNH CHO MÁY IN MÃ VẠCH. Giấy decal bế cuộn là một nguyên liệu không thể thiếu khi bạn dùng máy in mã vạch. Hay dùng để in ấn decal, tem nhãn thì loại giấy này là nguyên liệu cực kì quan trọng. Trên thị trường có nhiều loại giấy decal, nhưng hôm nay hãy cùng Thiên Văn Barcode tìm hiểu về giấy decal bế cuộn. Loại giấy rất thông dụng cho máy in mã vạch.

Giấy in mã vạch là gì ?

Giấy in mã vạch hay tên gọi khác là decal in mã vạch, nó là một loại giấy chuyên dụng để in thông tin mã vạch. Nhờ vào máy in mã vạch mà những mã vạch này sẽ được in lên hàng hóa. Khổ giấy in sẽ được bế theo kích thước của từng con tem. Nên bạn có thể gọi nó là nhãn in mã vạch hay tem in mã vạch gì cũng được cả đấy.

Thông thường giấy in mã vạch sẽ có 2 lớp, một lớp bóng hoặc nhám để in thông tin hàng hóa. Và một lớp sau có lớp keo để có thể giúp dán lên sản phẩm.

Giay Decal Be Cuon In Ma Vach La Gi Giay In Ma Vach La Gi

Giấy in mã vạch là gì ?

Giấy decal có bao nhiêu loại ? Phù hợp với dòng mực in mã vạch nào ?

Giấy decal thường

Giấy decal thường (decal giấy): đây là loại giấy xé rách và dễ tan trong nước. Loại giấy decal bế cuộn này dễ bị bong tróc. Nó có 1 mặt láng để in hoặc có thể là một mặt nhám tùy theo sản phẩm. Và mặt còn lại của nó sẽ là lớp đế và nó sẽ có keo để dán sản phẩm. Một số nhà cung cấp giấy decal in mã vạch uy tín và nổi tiếng như UPM (Phần Lan). Amazon, decal Khamisticker, Avery Dennison (Mỹ), decal Isign. Các nhà cung cấp này là những nhà cung cấp chính và phổ biến nhất ở thị trường Việt Nam. Một thương hiệu vượt trội nhất là giấy decal Fasson. Sản phẩm của nó như là giấy AW0331, AW0339.

Những chất liệu này phù hợp với tất cả các loại mực in mã vạch. Những loại mực như mực in Wax, mực Resin, mực in mã vạch Wax Resin từ cao cấp đến bình dân. Nó được ứng dụng nhiều trong tem nhãn, tem thường, trong các siêu thị, kho bãi. Nó có thời gian lưu trữ tương đối ngắn và được bảo quản trong điều kiện thời tiết tốt, nhưng nó có giá cả phải chăng.

Giay Decal Be Cuon In Ma Vach La Gi Giay Decal Thuong

Giấy decal thường

Decal nhựa dẻo

Loại giấy tiếp theo mà chúng ta phải tìm hiểu là giấy decal nhựa dẻo hay còn được gọi là decal PVC. Loại vật liệu này khi xé sẽ không bị rách và không bị tan trong nước. Nó có 2 loại là trắng mờ và trắng bóng, với loại trắng mờ thì nó có tuổi thọ lên đến 4 hoặc 5 năm khi ở nhiệt độ bình thường.

Loại sản phẩm giấy in mã vạch này này có giá thành cao gấp 3 lần giấy thông thường. Vì nó là một chất liệu cao cấp nên mực in dùng trên loại giấy này cũng phải là loại tốt. Ít nhất thì chúng ta cũng phải sử dụng loại mực Wax Resin.

Ứng dụng: giấy decal PVC sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, ngành đông lạnh, chịu va đập, ma sát mạnh.

Giấy decal xi bạc

Đây là loại decal lát bằng kim loại mỏng có ánh bạc phản chiếu ánh sáng. Và nó thường được dùng dể dán lên bề mặt các loại hàng hóa. Hay trong các môi trường sản xuất hàng hóa. Trong nhiệt độ thông thường, loại giấy decal bế cuộn này có tuổi thọ cao đến 5-7 năm. Thường thì loại vật liệu này sẽ đi kèm với loại mực in là mực in cao cấp Resin. Nó được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm thiết bị nặng như máy móc, thiết bị điện tử, kim loại.

Giay Decal Be Cuon In Ma Vach La Gi Giay Decal Xi Bac

Giấy decal xi bạc

Decal Remove

Đây cũng là một loại decal in mã vạch nhưng nó có một điểm cực kì đặc biệt. Đó là 1 năm sau nó sẽ tự bong keo giúp cho chúng ta có thể gỡ khỏi sản phẩm dễ dàng. Và keo này khi bong ra nó sẽ không để lại vết keo trên sản phẩm. Loại giấy in mã vạch này thật là đặc biệt đúng không nào.

Decal cảm nhiệt

Giấy in mã vạch tiếp theo mà chúng ta sẽ tìm hiểu đó là loại decal cảm nhiệt. Loại decal này nó có 2 loại đó là cảm nhiệt gián tiếp và trực tiếp. Nó có nghĩa là trong thành phần giấy in đã có mực in mã vạch. Chúng ta chỉ cần thêm ribbon khi in thôi, nên sẽ giảm được chi phí đấy. Tuy nhiên loại sản phẩm này thường được dùng trong các siêu thị, hệ thông bán lẽ, cửa hàng. Bởi lẽ nó chỉ được bảo quản trong một thời gian ngắn thôi. Đây là loại giấy decal bế cuộn cảm nhiệt gián tiếp.

Còn đối với loại giấy in mã vạch cảm nhiệt trực tiếp thì nó có một lượng mực rất ít. Nên phải in kèm với mực in mã vạch và nó sẽ không kén chọn máy in mã vạch hay là ribbon gì cả. Nó còn có ưu điểm là sản phẩm này rất mềm mại đấy.

Giay Decal Be Cuon In Ma Vach La Gi Giay Decal Cam Nhiet

Decal cảm nhiệt

Kích thước tem nhãn như thế nào ?

Thường thì các tem nhãn sẽ có kích thước theo yêu cầu của khách hàng. Nhưng những giấy decal bế cuộn sẽ có chiều dài của cuộn là 50m, 100m hay 150m. Những nguyên liệu cho các dòng máy in mã va

Các loại giấy decal bế trắng, quấn cuộn là những loại nguyên liệu cho các dòng máy in mã vạch. Với sự phối hợp của máy in mã vạch và giấy decal bế cuộn trắng. Và cũng nhờ đa phần vào máy in mã vạch mà nó sẽ chp ra sản phẩm in ấn hoàn chỉnh.

Giấy decal bế cuộn trắng có nhiều chất liệu giấy khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng là gì. Nếu như khách hàng muốn in mã vạch, in tem lên các sản phẩm ở các cửa hàng, siêu thị. Thì nên dùng giấy decal thường cùng với loại mực in là Wax thì nó sẽ hợp lý hơn. Và bạn cũng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vì nó có giá thành khá rẻ. Nên chúng ta sẽ tùy vào nhu cầu và chi phí thì chúng ta sẽ chọn cho phù hợp bạn nhé.

Giay Decal Be Cuon In Ma Vach La Gi Kich Thuoc Tem Nhan Nhu The Nao

Kích thước tem nhãn như thế nào ?

Một số kích thước giấy decal sử dụng để bế trắng, quấn cuộn được sử dụng phổ biến hiện nay:

Giấy decal (35×22 )mm x 50m 3 tem ngang hay còn gọi là tem decal siêu thị vì nó thường được dùng để in giá sản phẩm ở các cửa hàng, siêu thị,… Ngoài ra còn có giấy decal (35×22)mm x 100m và decal (35×22)mm x 150 m. Giấy decal (26×15)mmx 100m 4 con tem ngang là loại giấy thường dùng để in số nhảy, số thứ tự, in giá trong bệnh viện , siêu thị,…. Ngoài ra còn có giấy decal (26×15)mm x150m , Giấy decal (26×15)mm x50m. Giấy decal (50×30)mm 2 tem ngang : giấy decal (50×30)mm x 50m 2 tem ngang. Giấy decal (50×30)mm x 100m 2 tem ngang, giấy decal (50×30)mmx 150m 2 tem ngang. Giấy decal (40×30)mm x50m thông thường loại giấy này thường dùng giấy decal cảm nhiệt. Sử dụng cho các máy in nhiệt không cần dùng đến mực in mã vạch. Ngoài ra còn có giấy decal (40×30)mm x 100 2 tem ngang. Giấy decal (40×30)x150m 2 tem ngang. Giấy decal 4 inch x 2 inch có chiều dài 50m, 100m , 150m.

Một số loại chất liệu giấy decal sử dụng để bế trắng, quấn cuộn:

Tóm lại, decal giấy hay còn là giấy decal thường, nó được sử dụng phổ biến nhất vì giá thành của nó ở mực rẻ và họp lý. Giấy decal Xi bạc được sử dụng nhiều trong ngành kỹ thuật, máy móc, linh kiện điện tử,…. Và nó là một loại giấy decal có màu. Decal trong hay còn gọi là giấy decal Nhựa là decal đặc thù nên ít được sử dụng cho máy in mã vạch. Giấy decal cảm nhiệt có 2 loại là loại giấy decal cảm nhiệt gián tiếp và trực tiếp. Với loại giấy này vì trên giấy đã có sẵn mực in trên đó nên khi in ta không cần sử dụng mực in. Giấy decal PVC có 2 loại là PVC bóng và PVC mờ loại này được sử dụng nhiều trong ngành thủy sản, kho lạnh,….. Giấy decal bán cảm nhiệt là loại giấy có bề mặt mịn hơn. Và khi in thì độ nét cao hơn và in đẹp hơn loại giấy decal thông thường. Đó là điểm nổi bật của nó so với giấy decal thông thường đấy.

Trên đây là một số loại giấy decal bế cuộn được dùng làm decal in mã vạch. Có thể bạn đã hiểu rõ về những loại giấy và những loại mực đi kèm với nó rồi đúng không nào.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *