THIẾT KẾ IN ẤN LÀ GÌ? HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Thiết kế in ấn chính là cách gọi tắt của hai công đoạn thiết kế và in ấn, hai bước này luôn tương tác, hỗ trợ nhau nhằm cho ra đời sản phẩm cuối cùng, được sử dụng trong hầu như toàn bộ những lĩnh vực của đời sống. Hiển nhiên, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều hiểu được thế nào là thiết kế, thế nào là thiết kế in ấn, thế nhưng, khi phải giải thích bằng ngôn từ, liệu bạn có thể đưa ra được câu trả lời một cách dễ dàng?
Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời hoàn hảo nhất.
Thiết kế là gì?
George Cox, trưởng khoa Đồ họa, Trường đại học Luân Đôn cho rằng: “Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới. Nó định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng. Thiết kế có thể được mô tả như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó.”
Hiểu một cách đơn giản, thiết kế là một cách hiện thực hóa những suy nghĩ, ý tưởng, tạo ra các bản vẽ kỹ thuật, các đối tượng, hoặc các mẫu hình ảnh,… phục vụ cho các lĩnh vực đời sống. Đối với mỗi một lĩnh vực khác nhau, người ta sẽ có những tên gọi khác nhau cho công đoạn thiết kế, đồng thời, mỗi lĩnh vực cũng sẽ có những công cụ, kỹ thuật sáng tạo khác nhau hỗ trợ cho việc thiết kế.
Tìm hiểu về thiết kế
Điển hình chính là một số lĩnh vực có sự góp mặt của thiết kế như: thiết kế đồ họa, thiết kế in ấn, thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc,…
Thiết kế in ấn chính là mục tiêu, công việc mà hầu hết các nhà thiết kế đều hướng đến, đặc biệt là khi những thiết kế này được tạo ra để phục vụ cho các hoạt động truyền thông. Ấn phẩm in ấn là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động truyền thông đó. Do đó, việc thiết kế kết hợp với hoạt động in ấn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của nhiều doanh nghiệp.
Thiết kế khác với các hoạt động khác như thế nào?
Tuy được chia thành nhiều loại, phục vụ cho nhiều lĩnh vực, nhưng nhìn chung, thiết kế đều sở hữu những điểm chung, những điều tạo nên sự khác biệt của thiết kế đối với các hoạt động khác.
Thiết kế là sự truyền tải
Thiết kế có thể được xem là một hình thức truyền tải ý tưởng của bản thân thành một bản kế hoạch chi tiết, mang đến một lợi ích nhất định nào đó. Hình thức này có thể vô cùng đơn giản như làm một tấm thiệp, trang trí một góc phòng cho tới những điều phức tạp và cao cấp hơn như tạo ra một dịch vụ, một bản đồ họa nội thất hoặc có thể là một bản thiết kế in ấn cầu kì.
Sự truyền tải ý tưởng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu của công đoạn thiết kế. Cho dẫu sáng kiến của bạn có mới lạ, độc đáo, ý tưởng của bạn có tốt, có sáng tạo đến đâu, nếu bạn không có khả năng thể hiện, từ đó, khiến cho những ý tưởng trở nên khả thi thì điều này hoàn toàn không có ý nghĩa, cũng như không để đáp ứng được yêu cầu của khái niệm thiết kế.
Ý nghĩa của thiết kế
Thiết kế là sự sáng tạo
Sự sáng tạo chính là yếu tố luôn gắn liền với thiết kế, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế in ấn, tuy không thể quyết định thành – bại của một bản thiết kế, nhưng nếu một thiết kế được tạo nên mà lại thiếu đi sự sáng tạo, đó được xem là một sản phẩm thất bại.
Một bản thiết kế thành công, được nhiều người công nhận không hẳn phải mang đến những ý tưởng độc đáo, khác biệt, phù hợp với nhu cầu người xem mới chính là yếu tố quan trọng. Thêm vào đó, bản thiết kế cũng cần thế hiện được đặc trưng riêng về sản phẩm hoặc dịch vụ.
Các Designer thiết kế như thế nào?
Mỗi một nhà thiết kế đều có các tiếp cận và phát triển ý tưởng riêng, cũng chính vì lẽ đó, những bản thiết kế được tạo ra luôn sở hữu những đặc điểm riêng biệt, không cái nào giống cái nào. Thế nhưng, về cơ bản, một mô hình ‘Kim cương’ trong lĩnh vực thiết kế có thể gói gọn toàn bộ quá trình thiết kế của bất kì nhà thiết kế chuyên nghiệp nào.
Mô hình này gồm 4 giai đoạn cơ bản: Khám phá, Định hình, Phát triển và Phân phối.
Khám phá
Ở bước đầu tiên này, các nhà thiết kế sẽ tập trung quan sát, khám phá thế giới xung quanh, tìm ra những ý tưởng mới mẻ. Để làm được điều này, mỗi người cần đặt sự chú ý của mình vào những góc nhìn khác nhau, tìm ra nguồn cảm hứng bất tận từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.
Không chỉ thu thập những hiểu biết và phát triển các ý tưởng, họ cũng cần quyết định những điều gì là mới mẻ và thú vị, và những gì sẽ là cảm hứng của các ý tưởng mới.
Ý nghĩa của thiết kế
Định hình
Đây chính là quá trình tổng hợp những kiến thức đã được thu thập từ bước đầu tiên, làm nền cho quá trình thiết kế, cũng chính là bước phức tạp nhất. Mục đích ở đây chính là nhằm hình thành và phát triển một bản hồ sơ sáng tạo, từ đó, tạo nên bộ khung cho thách thức thiết kế cơ bản cho tổ chức.
Phát triển
Đây chính là giai đoạn mà ở đó, những ý tưởng đã hình thành từ trước sẽ trải qua xử lý, xác lập các giải pháp, tạo nguyên mẫu, thử nghiệm. Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại để tạo nên sự hoàn hảo cho sản phẩm sau cùng.
Phân phối
Cuối cùng, khi mà thiết kế đã gần như hoàn thiện, điều duy nhất cần làm chính là đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường, giới thiệu với đông đảo khách hàng.
Từ đó, tiến hành các chu trình định giá và phản hồi sản phẩm.
Ý nghĩa của thiết kế
THIẾT KẾ IN ẤN TRONG IN THIỆP CƯỚI
Thiệp đám cưới là thứ không thể nào thiếu để thông báo cho bà con, bạn bè về hôn lễ của mình. Ai cũng muốn thiệp đám cưới phải thật đẹp, sang trọng và độc đáo không chỉ gây ấn tượng mà còn thể hiện sự sang trọng của đám cưới. Nếu bạn đang có ý định tổ chức đám cưới thì hãy tham khảo bài viết này nhé.
Một tấm thiệp cưới chất lượng thì không chỉ có màu in đẹp, đường nét sắc sảo mà loại giấy làm ra nó cũng phải đủ cứng cáp. Dưới đây là những tiêu chuẩn để chọn ra loại giấy tốt để làm thiệp.
- Định lượng: giấy in thiệp cưới phải có độ dày hơn giấy bình thường, khoảng 200 gsm/m2 để tạo ra thiệp có độ chắc chắn, đứng thẳng được và dễ tạo ra các kiểu hình dáng đa dạng cho thiệp.
- Màu sắc và thẩm mỹ: trước kia người ta chỉ dùng những loại đơn giản không có hoa văn, nhưng ngày nay thì hàng ngoại nhập ngày càng nhiều, giấy làm thiệp cũng đa dạng hơn với nhiều màu sắc, hoa văn và hình dáng khác nhau. Với một số loại được ưa chuộng như sau:
Thiết kế in ấn thiệp cưới
- Carf gofr: là loại giấy sáng có màu trắng, có nhiều gân tạo hình sẵn trên giấy, tạo cảm giác thanh lịch, sang trọng cho thiệp cưới.
- Tant: màu trắng ngà nhẹ, gân mờ, thường dùng cho phong cách trẻ năng động và linh hoạt, kếu kết hợp thêm họa tiết như hoa lá ….thì sẽ tăng thêm độ ấn tượng.
- Leathack: khá đa dạng đường gân và màu sắc, màu được ưa chuộng khu dùng loại giấy này là màu trắng hoặc kem cho cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế.
- Mermaind: có các đường họa tiết nhìn như vây cá trên mặt giấy, màu sắc thu hút và rự rỡ, dành cho các loại thiệp có sự sáng tạo, phá cách và khác biệt.
- Giấy ánh kim: được ưa thích và sử dụng khá nhiều nhờ vào sự óng ánh với nhiều màu sắc khác nhau, nhìn như cảm quang lấp lánh, tạo cho người nhìn cảm giác mới mẻ, hiện đại.
Ngoài màu sắc và loại giấy thì đừng quên quan tâm đến chi phí làm thiệp, nội dung thiết kế bên trong, chính sách giao hàng chiết khấu…..để đảm bảo có được những tấm thiệp phù hợp và tốt nhất cho đám cưới của mình nhé.
Hi vọng bài viết trên đã có thể giúp bạn có được câu trả lời hài lòng nhất về khái niệm thiết kế in ấn. Và cũng giới thiệu đến các bạn một số loại giấy in thiệp cưới đẹp.