Các sản phẩm in ấn luôn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, từ các hoạt động sinh hoạt, học tập đến các hoạt động làm việc hằng ngày như đọc sách, sử dụng các sản phẩm ăn uống,…Và để đem đến những sản phẩm in ấn chất lượng đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua giai đoạn gia công in ấn. Vậy thế nào là gia công in ấn? Có những loại hình gia công in ấn nào phổ biến? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của Thiên Văn Barcode nhé.
Gia công in ấn là gì?
Gia công in ấn là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong ngành in, vậy cụ thể thuật ngữ này nghĩa là gì?
Bạn có thể hiểu gia công in ấn là bước được thực hiện sau khi đã in xong thành phẩm, giúp sản phẩm đẹp mắt và có chất lượng tốt hơn. Ngoài việc in ấn sản phẩm với thiết kế đẹp, màu sắc in chuẩn thì gia công in ấn thông qua công nghệ và thiết bị hiện đại, tân tiến kết hợp với trình độ kỹ thuật chuyên môn cao sẽ giúp thành phẩm hoàn chỉnh theo như ý muốn ban đầu hơn.
Tuy là giai đoạn cuối cùng sau khi đã in thành phần những gia công sau in được đánh giá là công đoạn không thể thiếu được, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm in ấn.
Gia công in ấn và những đặc điểm nổi trội
- Gia công in ấn là hoạt động diễn ra sau cùng, khi đã in ra thành phẩm: sau khi các sản phẩm được in ra, công việc tiếp theo cần phải làm đó chính là gia công in ấn bằng cách trang thiết bị hiện đại hoặc biện pháp thủ công sao cho hình ảnh, chữ viết được in ra thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ cụ thể nhất cho gia công in ấn đó là quá trình ghim giấy hay đóng giấy lại thành từng quyển sách, quyển vở, hay ghép sản phẩm in thành một hộp đựng sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp.
- Gia công sau in sử dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại: nếu như trước kia công đoạn gia công in ấn sử dụng nguồn nhân lực là chủ yếu, không mang lại hiệu suất cao thì bây giờ đã khác. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị hiện đại cho ngành in ấn ngày càng được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong các công xưởng. Tại các đơn vị nhận gia công sau ấn, máy móc hiện đại đã giúp họ thực hiện gia công tờ in thành phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Có cả dây chuyền sản xuất hàng gia công để mang đến những sản phẩm đồng đều nhau về chất lượng, mẫu mã, và tương đồng về kích thước, đồng thời không tốn quá nhiều thời gian thực hiện và chi phí nhiều cho nhân công.
Top 9 loại hình gia công in ấn phổ biến nhất
Gia công sau in có rất nhiều loại hình, tùy theo nhu cầu và mục đích mong muốn mà có thể sử dụng 1 hoặc nhiều loại hình gia công kết hợp với nhau, từ đó tạo ra thành phẩm đẹp mắt nhất. 8 loại hình gia công in ấn phổ biến nhất như sau:
Gia công in ấn bằng cách cắt xén giấy
Cắt xén giấy được biết đến là một trong những công đoạn đầu tiên trong gia công sau in và được sử dụng nhiều nhất. Hầu hết các sản phẩm in ấn xong đều phải trải qua giai đoạn này để sản phẩm đạt đúng kích thước yêu cầu, hoặc dùng để tách nhiều sản phẩm trên một tờ giấy đúng theo yêu cầu của khách hàng.
Trong lĩnh vực thiết kế in ấn, bất cứ sản phẩm nào đều cần chừa một khoảng cách từ 3mm đến 5mm phù hợp cho việc cắt xén sau in.
Một số thiết bị thường được sử dụng để gia công sau in đó chính là máy cắt một mặt, đối với các loại hình sản phẩm sách, tạp chí thường sử dụng loại máy cắt 3 mặt.
Cán phủ màng – công đoạn gia công in ấn phổ biến
Một trong những công đoạn gia công in ấn được nhiều người biết đến và lựa chọn nhiều nhất đó chính là cán phủ màng. Lúc này lớp màng nhựa PE hoặc nhựa PP sẽ được cán lên trên bề mặt của sản phẩm in ấn, với nhiệm vụ bảo vệ thành phẩm không bị trầy xước, tăng khả năng giữ màu của sản phẩm in. Đồng thời, lớp màng này còn giúp chống ẩm, giữ nguyên nội dung và chống thấm nước trên bề mặt.
Gia công sau in cán phủ màng thường được sử dụng nhiều nhất cho các sản phẩm như danh thiếp, bìa sách.
Có 2 loại cán màng chính, đó là cán màng bóng và cán màng mờ.
- Cán phủ màng bóng:
Để cán màng bóng, thường sử dụng chất liệu chính là nhựa Polymer trong, bóng, sau đó được cán nhiệt để dán lên bề mặt của sản phẩm in ấn. Màng bóng có thể giúp bảo vệ sản phẩm in ấn và tăng tính thẩm mỹ.
Ứng dụng phổ biến của cán màng bóng là dùng để dán decal ô tô, in tờ rơi, in catalogue, in brochure…Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn cán màng bóng 1 mặt hoặc cán màng bóng 2 mặt trên các sản phẩm in. Mang đến những ưu điểm nổi bật như giúp sản phẩm in ấn sáng màu hơn và cứng cáp hơn.
- Cán phủ màng mờ:
So với cán màng bóng thì cán màng mờ được yêu thích hơn cả nhờ mang lại sự thanh lịch và vẻ tinh tế cho các sản phẩm in ấn. Cũng phủ một lớp nhựa nhưng không tạo độ bóng trên mặt ấn phẩm, ít phản chiếu độ sáng và tổng nhìn tự nhiên hơn cho các sản phẩm nghệ thuật. Bên cạnh đó, cán màng mờ còn giúp che khuyết điểm những vết trầy xước trên bề mặt tốt hơn.
Lăn vân thành phẩm – loại hình gia công in ấn giúp sản phẩm hút mắt hơn
Máy lăn vân được thiết kế với 2 trục kim loại là bộ phận chính, trong đó một trục tạo vân trên bề mặt ép lên bề mặt sản phẩm in, tạo ra các hoa văn. Người dùng có thể lựa chọn cán màng kết hợp với lăn vân gia công sau in để giúp sản phẩm đặc sắc và hút mắt hơn.
Lăn vân thường được sử dụng nhiều nhất cho bìa sách hoặc thiệp mừng…
Gia công in ấn bằng cách tráng phủ bề mặt thành phẩm
Công đoạn tráng phủ bề mặt có nghĩa là tráng lên mặt tờ giấy in một lớp hóa chất, có tác dụng tạo độ bóng, bảo vệ bề mặt giấy khỏi những tác động từ bên ngoài, ngăn ngừa khả năng bị trầy xước.
Hiện tráng phủ bề mặt thành phẩm được chia làm 2 dạng chính: bao gồm tráng phủ lắc và tráng phủ UV.
- Tráng phủ lắc: để tráng phủ lắc thì cần phải sử dụng loại mực lắc trong, dùng máy in offset thông thường là được.
- Tráng phủ UV: với loại hình này sẽ sử dụng vecni UV và phải thực hiện riêng trên máy tráng phủ UV hoặc máy in Offset có đơn vị tráng phủ UV hoặc thực hiện kéo lụa. Loại gia công in ấn tráng phủ UV được rất nhiều người yêu thích nhờ có đa dạng hiệu ứng đẹp mắt như bóng, nổi, bề mặt cát…Phủ UV được phân ra làm phủ UV toàn phần (tức tráng phủ toàn bộ bề mặt tờ in) và tráng phủ UV từng phần (chỉ dùng để phủ lên 1 số chi tiết nhất định).
Gia công in ấn bằng phương pháp ép kim
Phương pháp ép kim thường sử dụng khuôn ép bằng kim loại chứa hình ảnh hoặc chữ trang trí. Thực hiện dán ép khuôn kim loại này lên bề mặt của sản tờ in theo yêu cầu của khách hàng.
Ép kim thường được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực in thiệp cưới, in thiệp sinh nhật hoặc in name card…
Bế gân, cắt khuôn, bế răng cưa
Đối với những sản phẩm in ấn có hình dạng phức tạp thì không thể sử dụng máy để cắt được. Thay vào đó quá trình gia công sau in sẽ dùng phương pháp cấn bế để thực hiện.
Bế gân, cắt khuôn thường được ứng dụng nhiều nhất trên bao thư hoặc giấy. Riêng với bế răng cưa thì thường được sử dụng cho các loại vé hoặc voucher…
Đánh số nhảy
Gia công sau in còn có loại hình đóng số nhảy tự động, rất cần thiết trong các lĩnh vực in ấn biên lai hoặc hóa đơn với số lượng lớn…
Dập chìm, dập nổi
Dập chìm, dập nổi được hiểu là phương pháp gia công sau in cho ra hình ảnh nổi hoặc chìm trên bề mặt của ấn phẩm in. Được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống khuôn âm dương và ứng dụng nhiều nhất trong in hộp giấy, name card cao cấp…
Gấp, dán thành phẩm
Loại hình gia công sau in cuối cùng mà Thiên Văn Barcode muốn nhắc tới đó chính là gấp và dán thành phẩm. Đối với những loại giấy dày thường sẽ đòi hỏi tạo vạch gấp trước khi gấp bằng tay, rồi mới dán tùy theo mẫu mã của sản phẩm. Ngoài ra, nhiều đơn vị đã lựa chọn sử dụng máy gấp, máy dán để tiết kiệm hơn về chi phí nhân công và giúp hoàn thành nhanh chóng hơn.
Gấp và dán thành phẩm thường được sử dụng trong in hộp, in ấn tờ gấp…
Thiên Văn Barcode vừa chia sẻ đến bạn 9 loại hình gia công in ấn phổ biến nhất trên thị trường hiện nay và những ứng dụng cụ thể. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình in ấn và lựa chọn được phương thức phù hợp nhé.
Liên hệ ngay với Thiên Văn Barcode nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào.