TÌM HIỂU MÁY IN MÃ VẠCH VÀ NHỮNG THÔNG SỐ CỦA NÓ

TÌM HIỂU MÁY IN MÃ VẠCH VÀ NHỮNG THÔNG SỐ CỦA NÓ

Có lẽ chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện nay bất kì sản phẩm nào cũng có tem nhãn và mã vạch. Mục đích là để giúp chúng ta hiểu rõ về sản phẩm, và đảm bảo an toàn. Tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,… Và thế nên máy in mã vạch là một công cụ rất quan trọng. Nó giúp cho chúng ta tạo ra những tem nhãn, mã vạch cho sản phẩm. Đây là một loại máy in không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Bạn đã biết gì về loại máy in này chưa? Bạn biết nó có những thông số nào chưa? Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này, vè những thông tin cơ bản của máy in này. Xem khi sử dụng thì chúng ta cần chú ý những thông số như thế nào.

Máy in mã vạch là gì?

Loại máy in này thường có kích thước gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển và sử dụng. Chúng sẽ giúp ta in ra những mã vạch cho những sản phẩm cần thiết của mình. Chỉ với một chiếc máy in nhỏ, bạn có thể tha hồ in cho tất cả sản phẩm của mình. Chỉ cần chúng ta kết nối máy tính với máy in. Sau đó truyền dữ liệu vào máy in là có thể in rồi đấy bạn ạ.

Nếu như chúng ta có nhiều sản phẩm và cần phải có mã vạch cho các sản phẩm này liên tục. Thì chúng ta có thể mua riêng cho mình một chiếc máy in này nhé. Hoặc nếu nhu cầu của bạn ít và cố định, thì bạn có thể sử dụng các dịch vụ in ấn. Như thế sẽ tiết kiệm được chi phí về đầu tư vào máy móc đấy bạn ạ. Thế nên hãy cân nhắc để sử dụng máy in mã vạch một cách hiệu quả nhất nhé.

Tim Hieu May In Ma Vach Va Nhung Thong So Cua No 5

Công nghệ in của máy in mã vạch

Loại máy in này được hoạt động theo 2 công nghệ in là in nhiệt gián tiếp và trực tiếp. Cùng nhau tìm hiểu xem nó có gì đặc biệt nhé.

Công nghệ in nhiệt gián tiếp: với loại này thì chất lượng của những con tem nhãn là cao và sắc nét. Và chúng ta còn giữ được tuổi thọ của đầu máy in khá lâu đấy. Vì sự giảm thiếu tối đa ma sát của dầu in lên những con tem này.

Công nghệ in nhiệt trực tiếp: nghe tên thì có lẽ bạn đã biết là chúng ta sẽ tác động nhiệt trực tiếp. Điều này giúp cho ta tiết kiệm được khá nhiều mực in đấy.

Tim Hieu May In Ma Vach Va Nhung Thong So Cua No 1

Công nghệ in của máy in mã vạch

Cấu tạo và thông số kỹ thuật thuật chung 

Chúng ta không chỉ có một loại máy in mã vạch, nên cấu tạo hay thông số của mỗi loại sẽ khác nhau. Nhưng dưới đây mình sẽ cho các bạn biết về những cấu tạo và thông số kỹ thuật chung nhé.

Độ phân giải đầu in: nó cho chúng ta biết được sự phân bố của các điểm đốt nóng ở một độ dài. Đó là dpi là từ viết tắt của dot per inch, cái tên mà người ta hay gọi nó. Chỉ số này sẽ thể hiện sự phân bố hay mật độ đó. Nếu chỉ số này cào lớn thì sự phân bố sẽ dày và tem in ra sẽ sắc nét lắm đấy. Ở một máy in bình thường thì ít nhất phải có chỉ số dpi từ 203 đến 300 đấy. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu để in được nhã đẹp và chất lượng.

Bộ nhớ: nghe đến bộ nhớ thì chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến RAM đúng không nào? Đúng là như thế đấy, nó sẽ lư trữ những thông tin hữu ít từ những con tem. Và nó còn có bộ bộ phận khác nữa là FLASH cũng có tác dụng lưu trữ đấy.

Chiều rộng tối đa của nhã in (MPW): đa phần các máy in có khổ in 110mm. Thì sẽ có thông số khoảng 102/104 mm. Còn với loại máy có khổ lớn hơn thì chỉ số này sẽ roi vào khoảng 128/168/216 mm.

Tim Hieu May In Ma Vach Va Nhung Thong So Cua No 2

Cấu tạo và thông số kỹ thuật thuật chung 

Mực in (Ribbon): đây là loại mực chuyên dùng cho in ấn các loại tem nhãn, mã vạch.

Tốc độ: dựa vào chiều dài được in ra trong mỗi giây, và được tính theo tính theo ips.

Kết nối: ngoài kết nói với máy tính. Máy in mã vạch còn kết nối với các mạng cơ sở dữ liệu. Như là Parallel, USB, WAN. Để đồng bộ và tối ưu các dữ liệu đầu vào.

Nếu nói đến nghành in ấn thì không thể không nhắc tới máy in đúng không nào. Và có thể bạn không thể nào thiếu được loại thiết bị này khi làm trong nghành in ấn. Và khi thực hiện sử dụng loại máy này thì bạn phải hiểu rõ về nó. Hiểu rõ về cách sử dụng và cả hiểu về thông số kỹ thuật máy in nhé. Và tiếp theo thì mình sẽ nói cụ thể hơn về những thông số kỹ thuât tiếp theo cần chú ý. Các bạn hãy đọc những thông tin dưới đây để có thể hiểu rõ hơn nhé.

Tốc độ của máy in

Thường thì các đầu mực trong máy in sẽ hoạt động với chiều ngang. Và nếu in một bản in có ký tự nằm dồn ở một phía thì tốc độ máy in sẽ tăng nhanh đấy. Và nếu máy in có sử dụng tia laser thì nó có giai đoạn cầu kì hơn. Vì nó sẽ dùng các tia laser này vẽ lên trong nữa. Nên sẽ có một công đoạn này, nhưng nó sẽ in được những hình ảnh cầu kì một cách dễ dàng. Và những loại máy có chất lượng cao thì sẽ có tốc độ in nhanh hơn đấy.

Tim Hieu May In Ma Vach Va Nhung Thong So Cua No 4

Tốc độ của máy in

Cường độ sử dụng

Thông số kỹ thuật máy in tiếp theo bạn nên quan tâm là cường độ sử dụng đấy nhé. Thông số này sẽ cho bạn biết được số bản in mà máy in có thể in ra trong một thời gian nhất định. Dựa vào các trang giấy lưu trữ trong kho mà bạn sẽ biết được con số này. Ngoài ra còn có thể dựa vào hệ thống tản nhiệt, chất lượng của máy in,.. mà ta cũng có thể biết được thông số này đấy.

Đương nhiên là vẫn phải tùy thuộc vào các dòng máy khác nhau nữa đúng không nào. Có những loại máy là máy chuyên dụng nên cường độ của nó sẽ cao hơn. Số trang mà các máy in được có thể từ 3000 đến 100000 đấy tùy vào loại máy. Tuy nhiên ngoài việc chú tâm đến số trang giấy in được. Chúng ta cũng nên quan tâm đến giá của các linh kiện bị hỏng và chi phí trang in. Để có thể biết được cường độ sử dụng của máy như thế nào nhé.

Tim Hieu May In Ma Vach Va Nhung Thong So Cua No

Cường độ sử dụng

Bộ nhớ

Bộ nhớ có thể nói là một thông số kỹ thuật máy in không thể không quan tâm đến. Nó cũng giống như một chiếc máy tính vậy vẫn cần có bộ nhớ. Và bộ nhớ này giúp cho cập nhật dữ liệu từ máy tính để có thể hiển thị lên màn hình. Hoặc với một loại máy in laser thì chúng ta cũng cần có bộ nhớ để biên lịch các lệnh. Và điều này khiến cho RAM của máy in cực kì quan trọng đấy bạn ạ. Bộ nhớ này có tác dụng có thể tăng tốc độ của máy in đấy và giúp lưu trữ được nhiều hơn.

Tim Hieu May In Ma Vach Va Nhung Thong So Cua No 3

Bộ nhớ

Ngôn ngữ in

Đây là thông số kỹ thuật máy in chúng ta cũng cần phải chú ý đến đấy. Máy in có nhiều loại nhưng chúng đều có điểm giống nhau. Đó là sẽ giao tiếp với máy in thông qua PDL, đây là một giao thức mà máy nào cũng có. Nó sẽ giúp cho máy in có thể hiểu được các công việc nhận từ máy tính.

Đây là các thông số kỹ thuật máy in mà bạn cần biết khi sử dụng nó đấy. Có thể bạn sẽ có được những thông tin thật hữu ích thông qua bài viết này. Những thông số này là phần kiến thức cơ bản mà chúng ta nên biết đấy bạn nhé. Và đặc biệt là nếu trong ngành in ấn thì không thể bỏ qua phần kiến thức này đâu nhé. Hy vọng bạn sẽ hiểu được những thông số qua bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *